Hàng ngàn sinh viên, thanh niên tham gia ra quân 'Xuân tình nguyện' 2024
"Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của Ukraine đối với hòa bình. Không ai trong chúng tôi mong muốn một cuộc chiến kéo dài vô tận. Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay khi có thể để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn. Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đội ngũ của tôi và tôi sẵn sàng làm việc dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Trump để đạt được một nền hòa bình bền vững", Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X.Trong tuyên bố đưa ra ngày 4.3, nhà lãnh đạo Ukraine nói sẵn sàng hành động nhanh chóng để chấm dứt chiến sự và những bước đầu tiên có thể bao gồm việc trao đổi tù nhân và một lệnh ngừng bắn trên không – cấm sử dụng tên lửa, máy bay không người lái tầm xa, bom tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự – cùng với một lệnh ngừng bắn trên biển ngay lập tức, nếu Nga cũng làm như vậy. "Sau đó, chúng tôi mong muốn nhanh chóng tiến qua tất cả các giai đoạn tiếp theo và phối hợp với Mỹ để đạt được một thỏa thuận hòa bình mạnh mẽ", ông viết.Tổng thống Zelensky còn khẳng định Ukraine "thật sự trân trọng" những gì nước Mỹ đã làm để giúp Ukraine duy trì chủ quyền và độc lập. "Và chúng tôi không quên thời điểm quan trọng khi Tổng thống Trump cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Chúng tôi biết ơn vì điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định.Nói về cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2, ông Zelensky thừa nhận nó không diễn ra theo cách nên diễn ra và ông cảm thấy đáng tiếc. Về thỏa thuận liên quan đến khoáng sản và an ninh, ông Zelensky nói Ukraine sẵn sàng ký kết bất cứ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp. "Chúng tôi coi đây là một bước tiến hướng đến sự an toàn lớn hơn và những cam kết bảo đảm an ninh vững chắc, và tôi thực sự hy vọng thỏa thuận này sẽ mang lại hiệu quả", ông viết.Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở London (Anh). Trước đó, hôm 28.2, ông tới Mỹ gặp trực tiếp ông Trump và có cuộc thảo luận về giải pháp cuộc xung đột đã diễn ra hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine cũng như thỏa thuận khoáng sản dự kiến ký với Mỹ.Tuy nhiên, cuộc gặp không có kết quả tốt đẹp khi hai bên tranh cãi và trở nên căng thẳng. Không có thỏa thuận nào được ký kết. Ông Zelensky rời Nhà Trắng với những lời chỉ trích từ phía lãnh đạo Mỹ sau đó. Trả lời truyền thông tối 2.3, ông Zelensky nói thỏa thuận sẽ được ký kết nếu các bên sẵn sàng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ có thể được cứu vãn. Ông cũng đề nghị các cuộc đàm phán nên diễn ra theo hình thức họp kín thay vì có mặt giới truyền thông.Cũng liên quan tình hình Ukraine, sáng 4.3, các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn lời quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền Tổng thống Trump quyết định đình chỉ mọi viện trợ đối với Ukraine. Điện Kremlin cùng ngày cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.Trong khi đó, bài đăng nói trên của ông Zelensky không đề cập đến thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra.Trang phục công sở làm từ vải thực vật, hữu cơ chinh phục tín đồ khó tính
Ngày 8.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 (mở rộng), khóa XII nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại hội nghị, bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đã báo cáo một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp bộ máy của Công đoàn TP.HCM.Cụ thể, dự kiến sau khi sắp xếp, LĐLĐ TP.HCM sẽ còn 4 ban chuyên đề, giảm 3 ban so với hiện tại.Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, số lượng sẽ giảm từ 23 xuống còn 5 đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp sau khi sắp xếp sẽ hoạt động theo mô hình tự chủ và nhân sự tại đây không được tính vào biên chế được giao của LĐLĐ TP.HCM.Riêng với các đơn vị kinh tế, số lượng sẽ giảm từ 6 xuống còn 3 đơn vị trực thuộc.Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, dự kiến giữ nguyên mô hình LĐLĐ cấp huyện để tiếp nhận các công đoàn cơ sở từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc diện sắp xếp, cũng như công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ cấp huyện cũng có trách nhiệm sắp xếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phù hợp việc sắp xếp hệ thống chính trị cấp huyện và tương đương, theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương.Đối với công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp TP.HCM, đóng vai trò là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn này bao gồm 30 công đoàn cơ sở, với khoảng 6.901 đoàn viên thuộc các khối Đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tư pháp và báo chí, hiện đang trực thuộc Công đoàn Viên chức TP.HCM.Bên cạnh đó, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Chính quyền TP.HCM là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM, bao gồm 456 công đoàn cơ sở với khoảng 87.919 đoàn viên. Thành phần này được tiếp nhận từ các công đoàn cơ sở khối cơ quan hành chính - ban quản lý, các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương dự kiến giải thể, cùng với các công đoàn cơ sở tại Sở GD-ĐT, Sở Y tế, và các trường đại học, cao đẳng trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM sẽ tiếp nhận các công đoàn cơ sở tại Khu công nghệ cao và trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở dự kiến giải thể, có trụ sở đơn vị đang nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hoặc khu công nghệ cao.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến giải thể 23 công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương và sắp lại theo kế hoạch đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc.Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện, LĐLĐ TP.HCM dự kiến giữ lại 10 công đoàn cơ sở hiện có. Đồng thời, tiếp nhận thêm 11 công đoàn cơ sở từ các bệnh viện tuyến đầu, trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, cũng như tiếp nhận Công đoàn Cơ quan Đại học Quốc gia TP.HCM thành công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến chuyển giao 58 công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện còn lại về Công đoàn Chính quyền TP.HCM; LĐLĐ cấp huyện hoặc công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố theo trụ sở đơn vị, doanh nghiệp trú đóng.Hiện LĐLĐ TP.HCM quản lý 46 công đoàn cấp trực tiếp trên cơ sở, bao gồm 22 LĐLĐ quận, huyện và TP.Thủ Đức cùng 24 công đoàn ngành, tổng công ty và tương đương.Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cũng đang quản lý 19.324 công đoàn cơ sở với hơn 1,5 triệu công đoàn viên và có 365 cán bộ công đoàn chuyên trách.
Người trúng thầu giá khủng nhà hàng Thủy Tạ chính thức 'rút lui', mất 608 triệu tiền cọc
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
G20 thêm phân rẽ
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải về việc rà soát, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên liên quan đến dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, trên cơ sở kết quả làm việc với các đơn vị liên quan vào ngày 24.2, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, cho biết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay chủ đầu tư đã chậm tiến độ quy định (năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho thuê). Do đó, Ban Quản lý các KCN đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để Ban hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự thủ tục đề xuất xem xét điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Ban sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định hiện hành và năng lực của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.Ban Quản lý các KCN đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư Bình Tân là chủ đầu tư dự án có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết của công ty tại buổi làm việc để Ban theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với phần diện tích đất khoảng 41,57 ha đã cho thuê đất trả tiền hàng năm, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển sang thuê đất trả tiền một lần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn và giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Về dự án nhà ở xã hội, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án triển khai theo đúng tiến độ và mục đích quy định. Về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế rà soát kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên có liên quan, không để thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh. Về tranh chấp giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, Ban quản lý các KCN nhận định đây là tranh chấp dân sự giữa các công ty. Tuy nhiên, việc tranh chấp này nếu không sớm được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hiện nay, các công ty đang khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Do đó, trước mắt, Ban sẽ theo dõi tình hình giải quyết để đôn đốc các bên giải quyết dứt điểm trước ngày 30.4.2025. Trên cơ sở phán quyết của tòa án, Ban Quản lý các KCN sẽ đôn đốc các bên chấp hành theo bản án được tuyên, nhằm sớm đưa KCN trở lại hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, sau khi Công ty CP đầu tư Bình Tân có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết, Ban Quản lý các KCN sẽ có báo cáo tổng hợp riêng, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.